Nợ xấu có vay tín chấp được không?

Có rất nhiều bạn đặt câu hỏi  rằng, bị nợ xấu hay điểm tín dụng thấp thì có thể vay vốn ngân hàng để giải quyết những vấn đề cá nhân được không? Hãy cùng tham khảo những thông tin sau đây để biết thêm về những trường hợp này nhé, vì tuỳ vào nhóm nợ xấu mà bạn đang được xếp vào thì sẽ có những cách giải quyết khác nhau.

Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu nợ xấu là gì?

Nợ xấu hay điểm tín dụng xấu hiểu nôm na là lịch sử tín dụng của bạn được ghi nhận bởi hệ thống CIC. CIC là một tổ chức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập với nhiệm vụ thu thập thông tin về tín dụng từ các ngân hàng tại Việt Nam. Mục đích của việc này là để lập ra hồ sơ khách hàng có giao dịch tín dụng với các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Nghĩa là khi bạn mở thẻ tín dụng hay mở một khoản vay ở bất cứ ngân hàng hay công ty tài chính nào, những tổ chức đó đó sẽ cập nhật thông tin của bạn vào hệ thống CIC. Thế nên, bạn đừng cố gắng khai thông tin không đúng sự thật khi đăng ký vay hay mở thẻ tín dụng, vì các tổ chức tài chính tại Việt Nam đều nắm được tình trạng tín dụng của bạn.
Thông thường, CIC sẽ tổng hợp thông tin của khách hàng của các ngân hàng trên cả nước thành một cơ sở dữ liệu thống nhất, phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân. Trên hệ thống CIC, bạn sẽ được xếp vào 1 trong 5 nhóm sau:
Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn)
Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)

Nhóm nợ xấu và khả năng được cho vay

Với thẻ tín dụng, thông thường nếu bạn không thanh toán dư nợ tối thiểu (thường là 5%) thì sau một thời gian nhất định (tuỳ vào ngân hàng bạn mở thẻ) thì bạn sẽ bị ghi nhận trả nợ quá hạn. Mức độ này diễn ra thường xuyên thì bạn sẽ bị liệt vào nợ xấu Nhóm 1. Tổ chức tín dụng có thể sẽ đánh giá khả năng thanh toán của bạn không tốt nếu bạn cứ trả nợ trễ và số tiền lãi ngân hàng càng tăng. Sau một thời gian (từ 10-90 ngày) trả nợ chậm, bạn có thể rơi vào nợ xấu Nhóm 2.
Nếu bạn bị xếp vào Nhóm 3, Nhóm 4 và Nhóm 5 thì thông thường các ngân hàng sẽ không cho bạn vay vốn, vì có quá nhiều rủi ro rằng bạn khó có khả năng trả được nợ. Thậm chí, ngay cả khi bạn chọn vay thế chấp tài sản (thay vì vay tín chấp) thì vẫn rất khó cho ngân hàng trong việc thẩm định giá trị tài sản hay những thủ tục khác, nên khả năng bạn được vay cũng không cao.
Tuy nhiên, đối với nợ xấu Nhóm 1 và Nhóm 2 thì nhiều ngân hàng và các tổ chức tín dụng vẫn xét duyệt cho vay, và bạn sẽ phải chịu những điều kiện khắt khe hơn so với những người không vướng nợ xấu. Trong trường hợp bạn thuộc nợ xấu Nhóm 1 nhưng việc trả nợ chậm diễn ra không thường xuyên và liên tục, những công ty tài chính như FE Credit, Home Credit hay Mirae Asset vẫn có thể tạo điều kiện cấp vốn cho bạn như khách hàng không bị nợ xấu.
Một điều bạn cần phải cân nhắc thêm là đối với những khoản vay này khi bạn đang có nợ xấu, lãi suất thông thường sẽ khá cao, có thể sẽ khó để bạn sắp xếp tài chính của mình để vay được. Vì thế, điều tốt nhất bạn có thể làm là kiểm soát lịch sử tín dụng của bản thân, lưu ý thật kỹ để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu hay tín dụng xấu.
Nếu bạn đang cần vay tín chấp với lãi suất hợp lý và không phải thế chấp tài sản.

Mình là nhân viên tư vấn vay tiêu dùng thuộc ngân hàng TPBank. Nếu bạn có thắc mắc gì về khoản vay tiêu dùng hãy gọi 077.363.8074 (zalo). Mình không dám chắc chắn sẽ giúp bạn vay được tiền 100%, nhưng sẽ giúp bạn tiếp cận khoản vay tiêu dùng với các ngân hàng uy tín nhất. Với kinh nghiệm 10 năm trong nghề mình hy vọng sẽ giúp bạn tránh những sai lầm đáng tiếc khi vay. Bạn có thắc mắc gì về khoản vay thì nhắn tin qua zalo hoặc sms 077.363.8074, mình sẽ trả lời.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nghiên cứu kỹ hợp đồng trước khi vay tiêu dùng